TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ trực tuyến
TÌM KIẾM THÔNG TIN
LIÊN KẾT WEBSITE



Lượt truy cập:91.865
Hôm qua:174
Hôm nay:102

NGHỀ CƠ ĐIỆN TỬ

Tổng quan về ngành, nghề

  • Nghề Cơ điện tử Trường Cao đẳng nghề Hải Dương là ngành trọng điểm Quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Cơ điện tử là một nghề quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, Cơ điện tử đã trở thành một nghề “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích kỹ thuật và đam mê công nghệ.
  • Nghề Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Mục đích của nghề là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot công nhiệp và các hệ thống dây truyền sản xuất linh hoạt chính là sản phẩm tiêu biểu của nghề Cơ điện tử…

Mục tiêu đào tạo

  • Tổ chức và quản lý nhóm làm việc hiệu quả; tuân thủ tốt tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động;
  • Làm trưởng nhóm bảo trì, lắp đặt, vận hành về cơ điện tử tại các doanh nghiệp.
  • Tổ chức và quản lý nhóm làm việc hiệu quả; tuân thủ tốt tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.
  • Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời; sẵn sàng học tiếp các chương trình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
  • Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
  • Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); sử dụng máy tính để thiết lập sơ đồ hệ thống cơ điện tử;
  • Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
  • Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
  • Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ điện tử;
  • Giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
  • Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;
  • Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động

Nội dung đào tạo

  • Hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS & FMS);
  • Hệ thống khí nén – thủy lực;
  • Hệ thống điều khiển nhúng;
  • Hệ thống đo lường và điều khiển thông minh;
  • Cảm biến;
  • Điều khiển lập trình Robot công nghiệp và dân dụng;
  • Lập trình PLC;
  • Tự động hoá công nghiệp 4.0;
  • Lập trình, vận hành các máy gia công kim loại CNC;
  • Mạng truyền thông công nghiệp
  • Sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất.

Chuẩn đầu ra

  • Sử dụng thành thạo các thiết bị đo và dụng cụ đồ nghề điện, điện tử, cơ khí.
  • Đọc, hiểu được các bản vẽ, catalogue chuyên ngành cơ điện tử.
  • Áp dụng được các kiến thức vào các hoạt động kỹ thuật công nghệ điện, điện tử trong phạm vi ứng dụng phù hợp với yêu cầu công việc.
  • ắp đặt, vận hành tốt các thiết bị cơ điện tử.
  • Lắp ráp cơ khí trong hệ thống cơ điện tử
  • Lắp ráp điện, điện tử trong hệ thống cơ điện tử
  • Lắp ráp khí nén, thủy lực trong hệ thống cơ điện tử
  • Vận hành và giám sát hệ thống cơ điện tử
  • Lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử
  • Lập trình và vận hành robot công nghiệp
  • Bảo trì và nâng cấp hệ thống cơ điện tử
  • Nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực cơ điện tử
  • Chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử.
  • Khai thác ứng dụng dùng: vi điều khiển 8 bit, PLC (S7-200, S7-300).
  • Sử dụng hiệu quả các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm chuyên dùng ngành cơ điện tử.
  • Lập kế hoạch, tổ chức, triển khai công việc.
  • Áp dụng đúng các biện pháp an toàn trong khi làm việc.
  • Vận dụng hiệu quả các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày vấn đề kỹ thuật, báo cáo), biết tổ chức nơi làm việc, biết định vị bản thân để thể hiện vai trò của mình, và hòa nhập vào môi trường đa quốc gia.
  • Cố vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ thuật cho các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị cơ điện tử.
  • Giám sát và kiểm tra quá trình sản xuất theo nhóm chuyên trách.
  • Kiểm định chất lượng sản phẩm cơ điện tử và đưa ra hướng khắc phục.
  • Hiểu biết và cam kết để có thể thể hiện được trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
  • Tham gia hội thảo khoa học công nghệ thường xuyên
  • Gia công các chi tiết cơ khí
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập
EduManUni
Biểu mẫu
Trang chủ  |  Liên hệ  |  Phản hồi  |  Lên đầu trang